CHUYÊN PHÂN PHỐI ĐIỆN MÁY CHÍNH HÃNG
Hotline Dự án, B2B, Phân phối: 0918.69.7997 - RSS

Nhập Khẩu 100%
Uy tín - Chất lượng

COD
Phạm vi Toàn quốc

Thanh Toán
Chuyển khoản, Visa, QR

Bảo Trì
Miễn phí Trọn đời

Những dự kiến thay đổi trong tuyển sinh đại học năm 2023



Bộ GD-ĐT dự kiến trong kỳ tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo sẽ giữ ổn định như năm 2022 về cơ bản, song song đó cũng tăng cường thêm một số giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ tốt hơn cho các trường cùng thí sinh trong quá trình xét tuyển.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chỉ đạo và hướng dẫn các trường rà soát lại các phương thức xét tuyển để qua đó loại bỏ một số phương thức không phù hợp, hiệu quả, cũng không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu cho hệ thống hay tạo ra khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bộ đồng thời cũng sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, trong đó đang xem xét việc không thực hiện xét tuyển sớm như năm 2022 (trừ các trường đặc thù). Thay vào đó, các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1 sẽ rút ngắn thời gian.

Những dự kiến thay đổi trong tuyển sinh đại học năm 2023

Kiến nghị từ các trường Đại học (ĐH)

GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, hiện là Trưởng ban Đào tạo ĐH (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận định việc số hóa tuyển sinh năm 2022 khi sử dụng một phần mềm duy nhất trong xét tuyển lọc ảo đã đem đến nhiều thuận lợi cho người học, đặc biệt tăng cao tính công khai, minh bạch.

Về đề xuất công tác tuyển sinh 2023, GS Đình Đức cho hay: dự kiến điểm mới trong mục điểm ưu tiên khu vực trong năm nay cũng nên xem xét lại, để tránh thí sinh có điểm xét tuyển ở mức tuyệt đối mà lại sửa điểm ưu tiên sẽ tạo nên sự không công bằng. Ông Đức nhận định: “Đã cùng một đối tượng, một khu vực thì nên có mức hưởng ưu tiên như nhau, không thể thí sinh giỏi thì ưu tiên ít hơn là không phù hợp”.

Tiến sĩ Võ Thanh Hải – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân cũng cho rằng cần tính toán kỹ hơn về mặt kỹ thuật trong lọc ảo xét tuyển với những phương thức tuyển sinh sớm năm 2023. Trong năm 2022, mặc dù đã có nhiều thay đổi tích cực về mặt kỹ thuật xét tuyển nhưng thời gian công bố lại quá sát, khiến nhiều thí sinh chưa kịp tiếp nhận đầy đủ thông tin dẫn đến đánh mất cơ hội xét tuyển vào các ngành yêu thích. “Năm nay bộ khẳng định quy chế tuyển sinh không thay đổi, phần mềm tuyển sinh cần đồng nhất cơ sở dữ liệu để các trường cập nhật dữ liệu thí sinh trúng tuyển nhanh chóng hơn vì như năm 2022 một số trường chưa đồng bộ”, ông Hải đề nghị.

Tiến sĩ cũng đưa ra ý kiến: “Năm nay thống kê của bộ có 18 phương thức tuyển sinh nhưng tôi thấy chỉ có 2 phương thức cơ bản là xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ, với tỷ lệ 88,62%. Các phương thức còn lại chỉ chiếm 11,38% và trong đó hầu hết dưới 1%. Nên chăng các trường giới hạn lại phương thức tuyển sinh để thí sinh tránh sai sót trong quá trình đăng ký”.

Tiến sĩ Dương Tôn Thái Dương – Phó trưởng ban Đào tạo ĐH (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng bày tỏ sự đồng thuận trong việc ổn định chính sách tuyển sinh 5 – 6 năm tới, đặc biệt là về định hướng kỳ thi đánh giá năng lực.

Với một số lĩnh vực khó tuyển sinh, Tiến sĩ Thái Dương cho rằng bộ có thể hỗ trợ các trường về cơ sở dữ liệu nền, thông tin về báo cáo đánh giá thị trường lao động để các trường thông tin với người học. Về điểm này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết bộ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu để các trường có được thông tin trong hoạch định kế hoạch tuyển sinh và đào tạo.

Kiến nghị từ các trường Đại học (ĐH)

Tránh việc tổ chức quá nhiều kỳ thi riêng ở các trường

GS-TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết: đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2023 sẽ có sự khác biệt hẳn với các năm trước. Thay vì có 4 đầu điểm thì năm nay sẽ điều chỉnh thành một đầu điểm, thí sinh sẽ dự thi đồng thời cả toán, tự luận và khoa học. Theo ông, ngoài ĐH Quốc gia thì nhiều đơn vị khác cũng dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi tuyển đánh giá năng lực. Các trung tâm khảo thí đã nhất trí sự quy đổi để nhiều trường có thể sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực cho việc tuyển sinh.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng đã đề nghị ĐH Quốc gia Hà Nội sớm công bố thông tin kỳ thi đánh giá năng lực cho thí sinh cập nhật kịp thời. Theo ông Sơn, kỳ thi này sẽ được tổ chức với sự đảm bảo về chất lượng, khách quan và có độ tin cậy cao. Việc này sẽ tránh tình trạng cho các trường phải tổ chức nhiều kỳ thi riêng, gây lãng phí cho xã hội và từng trường, thí sinh.

GS-TS Nguyễn Hữu Tú – Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng: cần tăng cường công tác hướng dẫn hơn nữa, giám sát từ các trường phổ thông và sở GD-ĐT. Qua đó giúp cho học sinh hiểu được đúng về quy định, quy tắc tuyển sinh, cũng như những yêu cầu công nghệ để tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra.

Đặc biệt, GS Tú đã bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT để đạt được mục tiêu xét tuyển, về tính nghiêm túc của kỳ thi ở các địa phương cũng như độ phân hóa đề thi. Ông Tú nói: “Năm ngoái sự phân hóa của đề thi đã tốt nhưng vẫn mong tốt hơn nữa để phục vụ cho các trường trong xét tuyển, đặc biệt các ngành có tính cạnh tranh cao”.

Trong thời gian tới, các trường này sẽ tiếp tục họp để bàn cụ thể hơn về cách phối hợp thực hiện sau khi Bộ GD-ĐT không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục tiêu xét tuyển nữa. Khi đó, các trường thuộc khối ngành khoa học sức khỏe sẽ tìm ra một công cụ chung, có thể hướng đến một số kỳ thi của các đơn vị đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trước đó.

Trước thông tin này, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đã khuyến cáo các trường trong việc tổ chức kỳ thi riêng, đồng thời đề nghị các trường có sự phối hợp cao để tránh tình trạng có quá nhiều kỳ thi.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo như ông Sơn, hiện đây đã không còn là kỳ thi quốc gia nhưng vẫn phải đảm bảo về độ tin cậy và đạt được mục tiêu không chỉ xét tốt nghiệp mà còn đánh giá được khách quán quá trình học tập cũng như mặt bằng chất lượng các vùng miền. “Mức độ phân hóa có thể chưa đáp ứng được kỳ vọng các trường trong xét tuyển các ngành có tính cạnh tranh cao, nhưng là kỳ thi có số lượng lớn trường sử dụng được để xét tuyển”, ông Sơn nói. Song song đó, ông cũng cho biết, là chậm nhất từ năm 2025 sẽ có các điều chỉnh tuyển sinh phù hợp với đặc thù từng ngành.

(Theo nguồn tin từ thanhnien.vn)